Hủy bỏ Tàu_đổ_bộ_LK

Chương trình Apollo thành công, đã giúp người Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969 và chiến thắng trong cuộc đua lên Mặt trăng. Chương trình phát triển tên lửa đẩy N1 không thành công, với bốn lần phóng tên lửa với mô hình tàu LK đều thất bại, mặc cho các kỹ sư đã cố gắng tiến hành sửa lỗi và cải tiến tên lửa sau mỗi lần phóng thất bại. Lần phóng thứ hai vào ngày 3 tháng 7 năm 1969, chỉ 13 ngày trước khi người Mỹ phóng tàu Apollo 11, là một thảm họa, phá hủy cả tên lửa và tổ hợp bệ phóng. Sau đó, module mặt trăng L3 hoàn chỉnh với tàu LK thật cùng với tàu chỉ huy Soyuz 7K-LOK đã được chuẩn bị để phóng lên vũ trụ trong lần phóng tên lửa N1 lần thứ 5, diễn ra vào tháng 8 năm 1974, nhưng Liên Xô đã hủy bỏ chương trình tên lửa đẩy N1 cùng với tổ hợp L3 vào tháng 5 năm 1974. Thay vào đó, Liên Xô quyết định tập trung vào việc phát triển trạm vũ trụ, và đạt được những thành tựu đầu tiên.[4]

Vào năm 2017, có một tuyên bố ẩn danh rằng Trung Quốc đã nhờ Ukraine chế tạo mô-đun động cơ đẩy của tàu đổ bộ LK, sử dụng công nghệ máy tính mới thay thế cho các thiết bị điện tử lỗi thời trong hệ thống điều khiển bay của mô-đun. Theo thỏa thuận, Ukraine sẽ chuyển cho Trung Quốc bộ tài liệu thiết kế mới của mô-đun động cơ đẩy, nhưng bản thân phần cứng sẽ vẫn thuộc quyền kiểm soát của Ukraine.[5]

Sơ đồ và ảnh CGI so sánh tàu đổ bộ Apollo LM (bên phải) và tàu đổ bộ LK.